TIVA

Tin mới nhất


  • Người than khó tìm việc sau tuổi 30, doanh nghiệp tìm mỏi mắt không thấy ứng viên phù hợp
      23-04-2024 20:33

    Trước chuyện lao động 38 tuổi nằm trong 5 người già nhất một doanh nghiệp 200 lao động, Tuổi Trẻ Online trò chuyện cùng một số đơn vị, doanh nghiệp. Ngày hội thu hút hơn 10.000 lượt sinh viên, người lao động của quận Tân Phú tham gia - Ảnh: CÔNG TRIỆU Ngày hội thu hút hơn 10.000 lượt sinh viên, người lao động của quận Tân Phú tham gia - Ảnh: CÔNG TRIỆU Ngày hội việc làm - HUIT Talent Days 2024 là chuỗi chương trình do Trường đại học Công Thương TP.HCM phối hợp cùng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Tân Phú (TP.HCM) tổ chức sáng 22-4. Doanh nghiệp lo vì khó đáp ứng yêu cầu Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH Lợi Lợi Dân, chị Phan Thị Kim Phượng, cho biết đã săn lùng nhiều vị trí chủ chốt như quyền trưởng phòng phát triển kinh doanh - marketing, quyền trưởng phòng phát triển kinh doanh quốc tế... nhiều tháng nhưng không ra. Một số vị trí khác như chuyên viên marketing, chuyên viên phát triển kinh doanh nội địa cũng đang được tuyển. Công ty không hạn chế tuyển dụng lao động trên 35 tuổi. Hồ sơ ứng tuyển rất nhiều, nhưng khi phỏng vấn, trò chuyện rất khó "khớp" với nhau. Khó tìm việc sau tuổi 30: Đây là 'chiêu' ứng xử của doanh nghiệp Khó tìm việc sau tuổi 30: Đây là 'chiêu' ứng xử của doanh nghiệp ĐỌC NGAY Có nhiều lý do được chỉ ra, nhưng chị Kim Phương nói có lý do "hiện thực đến nỗi không thể hiểu" như khoảng cách di chuyển 5 - 10km đã rất xa. Hay tìm việc đúng ngành nghề yêu thích, chạy theo lương thưởng, thu nhập cao... "Công ty không phải quy mô lớn, cũng đã chủ động đi tìm các bạn, nhưng rất khó", chị Kim Phương nói. Chị Hồ Hồng Phước - giám đốc điều hành Trung tâm Anh ngữ Huyền Mai - chia sẻ lao động tại trung tâm rất trẻ, hầu hết dưới 35 tuổi. Việc hiếm lao động trên 35 tuổi tại trung tâm do khi tuyển dụng rất khó hài hòa yêu cầu, quyền lợi của hai bên. Mặt khác, công việc chăm sóc khách hàng với thời gian linh hoạt (nghỉ vào 21h30) nên các lao động trên 35 tuổi khó đáp ứng được. "Trên 35 tuổi, đa số có gia đình, con nhỏ và nhiều vấn đề phải lo hơn. Họ khó sắp xếp đi làm theo khung thời gian trung tâm quy định. Đó là vướng mắc chúng tôi gặp với nhóm lao động này", chị Hồng Phước nói. Nhiều chủ doanh nghiệp đánh giá lao động trẻ, đặc biệt là gen Z làm việc tích cực, siêng năng và đầy trách nhiệm. Lao động nhóm này dễ tìm việc cũng là điều dễ hiểu - Ảnh: CÔNG TRIỆU Nhiều chủ doanh nghiệp đánh giá lao động trẻ, đặc biệt là gen Z làm việc tích cực, siêng năng và đầy trách nhiệm. Lao động nhóm này dễ tìm việc cũng là điều dễ hiểu - Ảnh: CÔNG TRIỆU 30 - 35 tuổi là thời điểm vàng, sao khó tìm việc? Anh Võ Quý Phương - phó giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Tân Bình (LPBank) - cho biết một số ngành nghề đã và đang có tiêu chí hạn chế tuyển lao động trên 35 tuổi. Một số ngân hàng theo hướng trẻ hóa đội hình quản lý cấp trung, tạo sự đột biến. Anh Phương cho rằng đó sẽ là xu hướng tương lai, bởi khách hàng luôn cần sự mới mẻ, chất lượng dịch vụ hàng đầu. Theo anh Phương, lao động nhóm tuổi 35 trở lên chỉ phù hợp ở vị trí vận hành, quản lý kinh doanh. Hình ảnh trở thành xu thế chung ở công việc gặp gỡ khách hàng đang rơi vào độ tuổi dưới 35. "Mốc 30 - 35 tuổi theo tôi là điểm vàng của lực lượng lao động. Họ chín chắn hơn, tích lũy được lượng kiến thức, kinh nghiệm và có mối quan hệ trên đà sự nghiệp. Chỉ cần có cú hích thì họ có thể ra cấp quản lý", anh Phương nói. Theo anh Nguyễn Hồ Trường Duy, phụ trách tuyển dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), không quy định hạn chế tuyển dụng với lao động trên 35 tuổi. Dù các đơn vị không kén chọn song với độ tuổi này, các đơn vị thường đưa ra sự kỳ vọng lớn với ứng viên (trải nghiệm, kinh nghiệm, hiệu quả lao động...). Trong khi đó, lao động trên 35 tuổi thường có xu hướng đòi hỏi về lộ trình thăng tiến rõ ràng, mức lương khá cao và phúc lợi từ doanh nghiệp.


  • Nghỉ việc thầm lặng trỗi dậy, "zombie công sở" tái bùng phát
      23-04-2024 20:33

    Nghỉ việc thầm lặng trỗi dậy, "zombie công sở" tái bùng phát


  • Rời quê trở lại phố
      23-04-2024 20:33

    Hai tháng trước, anh Minh Tùng gọi điện cho chị họ tìm giúp một phòng trọ giá rẻ để trở lại Hà Nội đi làm, sau gần bốn năm về quê. Ngày đó, vợ chồng anh Tùng, 37 tuổi, ở Quảng Bình là nhân viên văn phòng ở Hà Nội, tổng thu nhập khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng. Trừ mọi chi phí nuôi hai con nhỏ, họ tiết kiệm được hơn 5 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng cũng từ khi hai đứa trẻ chào đời, anh Tùng luôn thấy day dứt vì để con phải sống cảnh chật chội và ngột ngạt. Người cha thấy có lỗi nhất là khi chở con đi qua những đoạn đường tắc cứng trong những ngày Hà Nội nắng nóng cao điểm. "Tôi thấy mình là một ông bố tồi. Cha mẹ nuôi tôi nghèo nhưng có tuổi thơ", anh Tùng nói. Họ quyết định chuyển về quê "sống nghèo mà vui". Chị Nguyễn Thị Hồng, vợ anh xin làm việc cho một công ty cách nhà hơn 20 km, lương bằng nửa công ty cũ. Anh Tùng thuê mặt bằng mở đại lý buôn gạo. Ở làng trước đó đã có ba đại lý gạo. Nhà này đều có họ với nhà kia nên chỉ ăn gạo người quen. Người trong họ nhà anh cũng tới mua ủng hộ, nhưng chủ yếu mua nợ. Đến giờ, sau bốn năm anh đóng cửa đại lý, tiền bán gạo vẫn thu được hết. Nhà gần biển, anh Tùng chuyển sang mở quán nước, huy động thêm vợ, mẹ, chị gái, em họ làm phục vụ. Trừ mọi chi phí anh cũng được 500.000 đồng một ngày. Nhưng quán chỉ mở được ba tháng hè. Những ngày quán nước đóng cửa, anh theo bạn đi làm môi giới bất động sản. Được vài tháng Tùng cũng ế việc do cơn sốt đất qua nhanh. Nhiều tháng liền cả gia đình chỉ nhòm vào đồng lương 5 triệu đồng của chị Hồng. Lũ trẻ ngày một lớn, không chỉ chơi, chúng phải học và ăn nhiều hơn. Mâu thuẫn gia đình từ đó mà nảy sinh. "Thà ở trọ chật chội còn hơn kinh tế chật vật", anh đúc kết. Người đàn ông để vợ con ở lại quê nhà, một mình ra thành thị kiếm kế sinh nhai. Hiện anh Tùng đang khởi đầu những ngày ở Hà Nội bằng công việc chạy taxi, thu nhập bấp bênh nhưng vẫn có dư để gửi về cho vợ. Chị Thùy soạn hàng trong phòng trọ ở Biên Hòa, Đồng Nai, chiều 17/4 để chuẩn bị đi bán sáng hôm sau. Ảnh nhân vật cung cấp Chị Thùy soạn hàng trong phòng trọ ở Biên Hòa, Đồng Nai, chiều 17/4 để chuẩn bị đi bán sáng hôm sau. Ảnh nhân vật cung cấp Khi dịch Covid-19 bùng phát, vợ chồng chị Lê Thị Thùy, 42 tuổi, ở Thanh Hóa quyết định về quê, chấm dứt đời bán hàng rong ở Biên Hòa, Đồng Nai. Họ bảo nhau lần này quyết tâm bám trụ ở quê vì cũng đã quá ngán cuộc sống tha hương cầu thực. Chồng chị mở quán vịt bán trước cửa nhà. Chị Thùy theo người làng đi học việc ở xưởng may. Nhưng quán mở ra vắng khách vì dân quê chỉ ăn cơm nhà. Công việc của chị Thùy chỉ được hơn 4 triệu đồng một tháng, trong khi họ phải nuôi ba con nhỏ và mẹ già. Làm được hai năm, doanh nghiệp hết đơn hàng, phải cắt giảm công nhân. Chị Thùy vào diện buộc phải nghỉ việc vì tuổi nghề ít, tuổi đời lại cao. Vợ chồng chị Thùy đành gửi con để trở lại thành phố sau vài tháng trầy trật không xin được việc. Mỗi năm, họ có hai dịp về quê là hè và Tết nguyên đán. Dịp đó, vợ chồng chị sẽ ở nhà khoảng một tháng với con. Cạn tiền, họ quay trở lại Đồng Nai. Hai người hai gánh hàng đi khắp ngõ ngách, những nơi gần khu công nghiệp, gần xóm trọ công nhân bán hàng. Nhiều bữa, anh chồng dậy từ 2h sáng, đèo vợ trên chiếc xe máy đi Bình Dương tìm khách. Thu nhập mỗi ngày trừ chi phí được 500-700 nghìn đồng. "Tiền kiếm được nhiều hơn ở quê, bán ngày nào có tiền ngày ấy, không đợi đến tháng mới lĩnh", chị nói. Di cư từ nông thôn lên thành phố là nhu cầu tất yếu của người lao động khi cơ hội nghề nghiệp, điều kiện sống tốt hơn nông thôn, theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Nghiên cứu Đời sống xã hội. Báo cáo PAPI 2023 do UNDP mới công bố đầu tháng 3 năm nay cũng cho thấy, gần 22% người dân cho biết muốn di cư đến TP HCM, 15% muốn di cư đến Hà Nội. Top 10 tỉnh thành người dân muốn di cư đến nhất còn có Đà Nẵng, Cần Thơ, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định. Hai trong ba lý do lớn nhất người dân đưa ra là muốn có môi trường làm việc tốt hơn (22%) và môi trường tự nhiên tốt hơn (17%). Ở chiều ngược lại, tỉnh miền núi Lai Châu có nhiều người bày tỏ mong muốn rời đi nhất với hơn 3,5%, tiếp theo là Điện Biên 3% và Quảng Bình, Đồng Tháp. Đây đều là những tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Như Lai Châu, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 hơn 47 triệu đồng, Quảng Bình, Đồng Tháp hơn 60 triệu đồng, cách xa mức trung bình 101 triệu đồng của cả nước. Ông Lộc cho biết, nhiều người nghĩ đến trở về gắn bó với quê hương hơn sau đại dịch, nhưng vì điều kiện sinh kế đành một lần nữa phải ra đi. Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) và VCCI chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tiến hành khảo sát hơn 1.000 công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh năm 2022, 15,5% công nhân lựa chọn về quê trong thời gian tới, 44,6% người còn lưỡng lự, 39,9% người chưa có dự định. Điều đó cho thấy, trong suy nghĩ người lao động vẫn mong muốn về quê lao động, sản xuất, khi có điều kiện phù hợp. Theo PGS Nguyễn Đức Lộc, Việt Nam phát triển nền kinh tế theo mô hình mũi nhọn, kinh tế trọng điểm, vì vậy các nguồn lực phát triển đều tập trung ở đô thị, dẫn đến sự chênh lệch khá lớn giữa nông thôn và thành thị. Dù muốn về quê, nhiều người không thể tìm được công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn, sở thích hoặc nhu cầu sống. Người trẻ có thể tìm việc trong các nhà máy, nhưng người lớn tuổi như chị Thùy rất khó có được vị trí phù hợp mang lại thu nhập. Tiến sĩ xã hội học Phạm Quỳnh Hương cho rằng ngoài yếu tố về kinh tế, giáo dục, còn có yếu tố khác như dịch vụ đô thị, văn hóa và lối sống đô thị, văn minh đô thị khiến nhiều người dân muốn sống ở thành phố. Một số người muốn ra thành phố vì cũng chưa rõ mình muốn gì hoặc muốn khám phá, muốn thử sức bản thân ở môi trường khác. "Có người nhận ra thế mạnh của mình ở phố, nhưng cũng có người nhận ra muốn về quê", bà Hương nói. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Trường, 28 tuổi, ở Hưng Yên quyết định về quê ba năm trước phụ giúp bố mẹ chăm sóc hơn 3 ha rau được trồng theo hướng hữu cơ. Thu nhập ổn định nên họ không áp lực tài chính, nhưng lúc nào vợ chồng anh cũng thấy buồn, nhớ cuộc sống sôi động ở Hà Nội. Vợ chồng anh yêu thích sự sôi động của thành phố khi đêm về, thích gặp gỡ những người cùng đam mê. Còn ở quê chưa đến 20h hàng quán đóng cửa. Cả xóm đều tắt đèn trước 21h. "Ra đường lúc 22h là im ắng hơn nghĩa địa", anh nói. Ở quê được hơn một năm, khi con gái được ba tuổi, Trường quyết định quay trở lại thành phố. Ngoài nhu cầu tinh thần, anh muốn con có môi trường giáo dục tốt hơn và hai vợ chồng cũng học lên để phát triển bản thân. Một phụ nữ ngoại tỉnh đến bán hàng tại một vỉa hè trên phố Thái Thành, Hà Nội. Ảnh: Phạm Nga Một phụ nữ ngoại tỉnh bán hàng rong trên phố Trần Tử Bình, Cầu Giấy, Hà Nội chiều 19/4. Ảnh: Phạm Nga Ông Lộc cho rằng ra phố làm việc là quy luật tự nhiên. Dù là lái taxi, gánh hàng rong hay dân văn phòng cũng đều tham gia đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, về lâu dài, những lao động đổ ra thành thị làm những công việc phi chính thức sẽ tạo ra nguồn lao động bấp bênh quá lớn, gây áp lực cho hệ thống an sinh xã hội. Với những người muốn về quê, nhưng phải ra phố như anh Tùng hay chị Thùy, ông Lộc khuyên nên thay đổi tư duy về cuộc sống. Ngày nay, đa số mọi người bị ảnh hưởng bởi làn sóng tiêu dùng nên lúc nào cũng thấy thiếu thốn, lao vào vòng xoáy ganh đua. Khi có quan điểm tư duy vừa đủ, biết cách tổ chức sinh kế, có thể chúng ta không khá giả nhưng vẫn đủ sống. Bà Quỳnh Hương cho rằng với những người muốn ở quê nhưng lại ra phố, có lẽ do chưa thực sự hiểu về nhu cầu bản thân. "Ra đi cũng là cách để thực sự hiểu mình muốn gì, cần gì", bà nói. Về mặt chính sách, ông Lộc kiến nghị Việt Nam có 30 năm thực hiện chính sách kinh tế trọng điểm, đã đến lúc cần xây dựng chiến lược hài hòa, cân bằng hơn giữa nông thôn và thành thị để rút ngắn khoảng cách. "Như Trung Quốc, những năm trước họ dồn sức cho thành thị, những năm gần đây chuyển sang bù đắp cho nông thôn, để người lao động trở về", ông nói. Anh Tùng vẫn đau đáu mong ước về quê. Nhưng sau bốn năm trầy trật ở nơi mình sinh ra, anh biết phải có vốn để ổn định lâu dài thay vì cứ thích là về ngay. "Thật sự rất khó thể sống nghèo mà vui được", anh nói.


  • Gen Z "thả" vài dòng trên mạng, 90 doanh nghiệp tranh nhau tuyển
      23-04-2024 20:33

    Viết vài dòng trên mạng, kèm theo nhiều hình ảnh về sản phẩm mình từng làm, nhiều nhân sự trẻ xin việc bằng cách 4.0 này đã nhanh chóng thu hút hàng loạt nhà tuyển dụng. Xây dựng thương hiệu cá nhân "Tìm việc sau Tết, vị trí digital marketing (tiếp thị số)" là nội dung của một bài đăng trong hội nhóm việc làm đã thu hút hơn 1.800 lượt tương tác và 1.300 lượt chia sẻ. Gen Z thả vài dòng trên mạng, 90 doanh nghiệp tranh nhau tuyển - 1 Bài đăng tìm việc đạt hơn 1.800 lượt tương tác của Trí (Ảnh chụp màn hình). Sau tiêu đề, chủ nhân bài viết, anh Đặng Hữu Trí (ngụ tại TPHCM), viết thêm một vài dòng chia sẻ về khả năng đảm nhiệm công việc của bản thân rồi "thả" dòng liên kết dẫn đến portfolio (hồ sơ năng lực dạng hình ảnh). Thông tin về bằng cấp trong đường liên kết chỉ có 2 dòng, Trí tập trung giới thiệu những sản phẩm, kinh nghiệm mà mình có. Bằng cách này, chỉ sau vài ngày kể từ bài đăng ấy, Trí nhận được khoảng 11.000 lượt xem portfolio và hơn 90 lời mời ứng tuyển từ nhà tuyển dụng. Trong những vị trí, doanh nghiệp gửi đến, Trí còn nhận được nhiều lời mời ứng tuyển có mức lương cao hơn so với kỳ vọng ban đầu của bản thân. Từ đó, nhân sự trẻ này có thể thoải mái lựa chọn doanh nghiệp, vị trí và thu nhập phù hợp với bản thân. "Thời gian cân nhắc các vị trí và tham gia ứng tuyển kéo dài 2 tuần đến 1 tháng. Bài đăng mang lại hiệu ứng rất tốt, không chỉ tiếp cận được nhiều nhà tuyển dụng mà còn giúp bản thân xây dựng được thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội", anh Trí nói. Gen Z thả vài dòng trên mạng, 90 doanh nghiệp tranh nhau tuyển - 2 Càng có nhiều Gen Z chuyển sang cách tìm việc dựa vào công nghệ thay vì kiểu tìm việc truyền thống (Ảnh minh họa: AI). Vẫn đang là sinh viên, Trần Kiến Quốc đã thành công thu hút hơn 10 nhà tuyển dụng chủ động tìm đến mình chỉ sau khoảng 3 ngày đăng tải bài viết tìm việc graphic designer (thiết kế đồ họa) bán thời gian trên mạng xã hội. "Xin việc trên mạng xã hội cảm giác thoải mái hơn. Khi trao đổi với nhà tuyển dụng, bản thân đôi lúc không cần dùng ngôn từ quá trang trọng mà có thể tự nhiên bày tỏ nguyện vọng của mình với đối phương", Quốc chia sẻ. Quốc cho hay chỉ trong khoảng thời gian ngắn ấy, chàng trai có thể ứng tuyển một công việc đúng như kỳ vọng ban đầu. Hơn nữa, Quốc còn có thể mở rộng mối quan hệ, kết nối được với các nhà tuyển dụng thông qua cách ứng tuyển thời 4.0 này. "Tuy nhiên, những công việc ấy thường là công việc bán thời gian. Việc tìm được công việc toàn thời gian, lương cao theo ý mình thì quả thật rất hiếm", Quốc nói. Dạo gần đây, không riêng nền tảng Facebook, ứng dụng Threads, Linkedin,… cũng là nơi "tìm nhau" giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Trên bản tin của Threads, hàng loạt tài khoản đăng tải thông tin tuyển nhân sự và các bài đăng cần tìm việc xuất hiện liên tục với đa dạng ngành nghề, lĩnh vực, vị trí, thu nhập. Không ít nhân sự Gen Z bày tỏ rằng khi nhận ra bằng cấp không còn quan trọng, họ sẽ tập trung thể hiện năng lực trực tiếp để nhà tuyển dụng đánh giá. Bằng cách này, các nhân sự trẻ không cần phải chờ phản hồi email xin việc nhiều ngày, trải qua nhiều vòng phỏng vấn và mất gần cả tháng mới xin được việc như cách truyền thống. Thay vào đó, họ có thể nhận việc ngay, thậm chí chỉ sau vài ngày đăng tải dòng trạng thái ngắn. Gen Z thả vài dòng trên mạng, 90 doanh nghiệp tranh nhau tuyển - 3 Không riêng ứng viên, nhà tuyển dụng cũng dần chuyển sang dùng mạng xã hội để tuyển nhân tài (Ảnh minh họa: AI). Chị Như Huỳnh, nhà tuyển dụng lĩnh vực IT (công nghệ thông tin) tại TPHCM, cho hay bên cạnh cách truyền thống, đơn vị của chị gần đây đã chuyển sang dùng mạng xã hội Threads để tuyển dụng nhân sự. Bởi cách này giúp đơn vị tiết kiệm chi phí và thu hút được nguồn nhân lực trẻ. "Mạng xã hội có lượng người dùng khổng lồ giúp nhà tuyển dụng tăng điểm chạm với ứng viên. Qua nền tảng này, chúng tôi có thể trao đổi trực tiếp với nhân sự trẻ và đơn giản hóa quy trình tuyển dụng. Ứng viên không nhất thiết phải viết email hay gửi hồ sơ xin việc quá phức tạp", chị Huỳnh nói. Theo nhà tuyển dụng, với thuật toán thông minh của nền tảng, ứng viên và nhà tuyển dụng có thể liên tục tìm thấy những thông tin mà mình quan tâm một cách nhanh chóng. "Đây là môi trường cởi mở, không phán xét, không có quảng cáo nên các nhân sự trẻ rất thoải mái bày tỏ nguyện vọng của mình. Từ đó, doanh nghiệp dễ tuyển dụng ứng viên tiềm năng vì có thể thấy rõ năng lực của các bạn", chị Huỳnh cho biết. Chưa tiếp cận được doanh nghiệp lớn Theo Hữu Trí, anh nhận thấy việc ứng tuyển trên mạng xã hội trong thời đại 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội mới cho nhân sự Gen Z (thế hệ Z, những người sinh năm từ năm 1997 đến năm 2012). "So với cách ứng tuyển truyền thống, bằng cách này, chúng tôi có thể tiếp cận được nhiều nhà tuyển dụng hơn. Nhu cầu của các nhà tuyển dụng thường phù hợp với những sinh viên mới ra trường hoặc những ứng viên có kinh nghiệm 1-2 năm. Ngoài ra, bản thân cũng dễ dàng kết nối được với những anh chị, đồng nghiệp trong ngành", Trí chia sẻ. Gen Z thả vài dòng trên mạng, 90 doanh nghiệp tranh nhau tuyển - 4 Ngoài cơ hội tìm kiếm việc làm mới, Gen Z còn có thể kết nối, mở rộng mối quan hệ với các nhà tuyển dụng trong ngành (Ảnh minh họa: AI). Tuy nhiên, vì nhóm các nhà tuyển dụng này thường đến từ doanh nghiệp vừa, nhỏ, không đòi hỏi quá nhiều ở ứng viên, nhân sự sẽ khó tiếp cận cơ hội làm việc ở các vị trí cao ở doanh nghiệp lớn. "Các công ty lớn thường sử dụng các trang tuyển dụng chuyên nghiệp hơn để tuyển các vị trí cao cấp hơn. Kiểu xin việc này chỉ là một cách mới để Gen Z có thêm cơ hội trong công việc chứ chưa thể thay đổi cách tìm việc theo kiểu truyền thống", anh Trí nhận định. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực marketing (tiếp thị), Hữu Trí chia sẻ anh đã phải dành 8-10 năm xây dựng thương hiệu của mình trên mạng xã hội. Mỗi ngày, Trí chủ động dành 10 phút để tham gia, tương tác với các hội nhóm và kết bạn 15-20 người trong cộng đồng thuộc lĩnh vực mà mình đang làm việc. Trí cho hay trong thời đại công nghệ phát triển, việc chủ động xây dựng thương hiệu cá nhân trên các nền tảng số là điều rất quan trọng đối với Gen Z. Bởi điều đó có thể giúp nhân sự trẻ dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Gen Z thả vài dòng trên mạng, 90 doanh nghiệp tranh nhau tuyển - 5 Trong thời đại 4.0, Gen Z ưu tiên xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng (Ảnh minh họa: AI). Theo Oxford Economics, Gen Z sẽ chiếm 30% lực lượng lao động toàn cầu vào năm 2030. Với sự cạnh tranh khốc liệt về nhân tài ảnh hưởng đến các công ty trong mọi ngành, điều quan trọng là các nhà tuyển dụng phải khai thác nguồn nhân tài này sớm hơn và đảm bảo sự thành công trong tương lai của họ. Khảo sát của Morning Consult cũng cho thấy Gen Z là nhóm nhân khẩu học ưu tiên kỹ thuật số với 54% thanh niên dành ít nhất 4 giờ/ngày trên mạng xã hội. Nghiên cứu của Aberdeen Group còn cho thấy 73% ứng viên trong độ tuổi 18-34 đã tìm được việc làm thông qua mạng xã hội. Vì thế, nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận đối tượng này, chiến lược truyền thông xã hội là một cách chắc chắn để giúp thu hút và tuyển dụng những nhân tài tốt nhất, đặc biệt khi "cuộc chiến" tìm nhân tài đang vô cùng cạnh tranh và áp lực. Theo Zippia, 94% doanh nghiệp nhận thấy mạng xã hội hữu ích trong việc tuyển dụng các vị trí công việc.


  • BNI LÀ GÌ? 10+ lý do bạn cần nhân nhắc trước khi tham gia
      23-04-2024 20:33

    BNI LÀ GÌ? 10+ lý do bạn cần nhân nhắc trước khi tham gia


Copyright © 2024 Bản quyền thuộc về Mạng xã hội việc làm Tiva, nền tảng kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng miễn phí


G